Thiết kế web giá rẻ

Máy hút sữa Unimom an toàn chất lượng

Máy hút sữa bằng tay, bằng điện Unimom không chứa BPA. An toàn cho mẹ và bé!!.

Giảm giá sốc máy hút sữa Avent

Máy hút sữa Avent hàng chính hãng nhập khẩu, giảm giá đặc biệt cho mẹ và bé khi mua máy hút sữa tại Shop Trẻ Thơ.

Máy hút sữa Spectra thương hiệu Hàn Quốc

Máy hút sữa Spectra hàng chính hãng. Mua bán các loại máy hút sữa giá rẻ nhất. Xem Ngay !!!

Sai lầm khi nấu cháo khiến bé chậm tăng cân

Cháo là thức ăn đơn giản dành cho các bé. Mẹ chỉ cần nấu một tô cháo ngon, bắt mắt sẽ khiến bé háo hức thèm ăn, do vậy sẽ rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Nhưng có rất nhiều mẹ mắc sai lầm khi nấu cháo cho con, đôi khi làm chậm sự phát triển cũng như gây hại cho sức khỏe của con.

1. Nấu cháo bằng nước xương hầm

Nhiều bà mẹ có quan điểm rằng, trong nước hầm xương có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, đặc biệt là canxi, sẽ giúp con cứng cáp hơn.
Nhưng thực tế thì việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.

Khi nấu cháo bằng nước xương mẹ vẫn phải nấu cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm… và một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.

Và mẹ nhớ nên bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.

2. Cho thêm ngũ cốc vào cháo

Khi cho bé ăn dặm, nhiều mẹ có tư tưởng bỏ thêm thật nhiều thành phần, đặc biệt là ngũ cốc vào cháo và bột để nấu cho con.

Tuy nhiên, đây lại là điều sai lầm bởi mặc dù ngũ cốc khá giàu chất dinh dưỡng nhưng gần như lại không hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa còn khá non yếu của con (đặc biệt là với các bé dưới 1 tuổi). Vì những thực phẩm này sẽ khiến con bị khó tiêu hóa, có cảm giác lưng lửng dạ và lâu dần sẽ gây ra hiện tượng biếng ăn ở trẻ.
3. Kiêng dầu ăn cho bé

Nhiều mẹ có suy nghĩ rằng khi cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến bé bị đau bụng, hay khiến bé không thể nào hấp thụ được dưỡng chất. Những điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi dầu ăn sẽ giúp cho con yêu hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng khác trong thức ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, dầu ăn cũng được xếp vào trong nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cho cơ thể, cùng với những thực phẩm giàu chất béo khác như là mỡ thực vật, bơ….

Chính vì vậy, các mẹ nên cho vào trong khẩu phần cháo của con yêu từ 1 đến 2 thìa dầu ăn (bao gồm cả dầu thực vật, mỡ và dầu cá…). Tuy nhiên, mẹ nên cho dầu ăn vào khi cháo sắp chín. Không nên cho dầu ăn vào cháo ngay từ khi bắt đầu nấu.

4. Cho trẻ ăn quá mặn

Một sai lầm khi nấu cháo cho bé là thêm quá nhiều gia vị vào món ăn của con. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.

Nhiều mẹ khi nấu cháo cho bé có tư tưởng nêm nếm “vừa miệng” ….mẹ. Nhưng thực tế, đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng vì điều này sẽ khiến còn dễ bị đau bụng và khó chịu ở dạ dày bé. Tình trạng kéo dài, rất dễ khiến con bị biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng, do bé không hấp thụ được.

Mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn sẵn như khoai tây chiên giòn, bim bim, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,…để tránh việc bé bị nạp quá nhiều muối vào cơ thể.
5. Cho bé ăn quá nhiều khoai tây, cà rốt

Khoai tây rất giàu carbohydrate, nên nó rất dễ tiêu và tạo thuận lợi cho hệ thống tiêu hóa còn cà rốt có nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt của bé, nhưng khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường. Ăn nhiều khoai tây bé sẽ thừa tinh bột mà thiếu vitamin còn ăn nhiều cà rốt bé dễ bị vàng da.

6. Cho ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu

Nhiều mẹ lạm dụng máy xay sinh tố trong khi chế biến đồ ăn cho con nên nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi vẫn phải ăn đồ nghiền nhuyễn. Vì vậy, trẻ không có phản xạ nhai, dịch vị không được kích thích nên không cảm nhận mùi vị thức ăn, không có cảm giác ăn uống, lâu ngày bé rất dễ biếng ăn.

Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần; 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc; 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún…; 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.

Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nôn ói nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần.

7. Nấu cháo cho bé ăn cả ngày

Vì việc nấu cháo mất khá nhiều thời gian, nên nhiều mẹ thường “tiện thể” nấu cho con 1 nồi cháo to đùng để ăn cả ngày cho đỡ mất công.

Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại, nên trước khi cho con ăn, mẹ nên đun sôi lại cháo để tiêu diệt những bào tử này.

Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể nấu trước 1 nồi cháo trắng, và khi cho con ăn, múc một phần 
cháo đó nấu cùng các loại rau thịt để tránh hiện tượng mất chất và an toàn cho bé.

Mẹ nên chú ý và nghiên cứu thật kĩ để tránh mắc phải những sai lầm khi nấu cháo cho bé. Mẹ hãy cố gắng chế biến một tô cháo thơm lừng và bổ dưỡng cho trẻ.

Điều trị ho cho trẻ bằng chanh đào mật ong

Mùa mưa đến cùng những thay đổi đột ngột của thời tiết khiến em dù đã cố gắng hết sức cũng không thể tránh khỏi những cơn ho có thể kéo dài dai dẳng. Từ mẹ đến con, cứ thỉnh thoảng lại sụt sùi vì ho.
                          

Như trường hợp của em, sinh bé Kem thiếu tháng, mới 35 tuần bé đã đòi ra và phải nuôi trong lồng kính gần nửa tháng trời. Xót xa nhìn con còn nhỏ nằm một mình cách ly với bố mẹ, em không khỏi đau lòng và lo lắng. Những em bé sinh thiếu tháng thường có sức đề kháng không được bằng những em bé nằm đủ ngày đủ tháng trong bụng mẹ. Vì thế ngay từ lúc sinh con ra em đã rất ý thức trong việc chăm sóc và bảo vệ con khỏi những nhân tố có hại xung quanh em.
Kem nhà em quanh năm được bố mẹ và ông ba chăm chút để ý quần áo mặc cho bé để tránh bị cảm, bị sốt hay viêm phế quản do thời tiết nóng lạnh thất thường. Thậm chí em còn rất cẩn thận tránh để bé đổ mồ hôi hoặc bị lạnh khi có sự chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời.

Hơn 6 tháng Kem mới tập tọe biết lẫy, gần 8 tháng tuổi em mới dám đưa bé ra ngoài hít thở khí trời và chiêm ngưỡng cảnh vật thế giới xung quanh. Nhưng dù có cố gắng giữ gìn cho con thế nào cũng không tránh được những lúc bé bị ốm.
Hôm đó trời nắng đẹp, không khí mát mẻ và trong lành. Kem nhà em lúc này đã được 15 tháng tuổi. Em đưa bé ra vườn hoa gần nhà chơi cũng là để con tập đi cho vững vàng. Cậy gần nhà nên em cũng chủ quan, không mang nhiều khăn áo cho Kem. Trời Hà Nội sang thu từ bao giờ chẳng biết. Càng về chiều, không khí càng lạnh, thỉnh thoảng lại lác đác vài giọt mưa. Em vội giục Kem về nhưng con ham chơi với chúng bạn, cứ dùng dằng mãi. Tối hôm ấy, Kem bắt đầu có dấu hiệu ho. Em cũng không nghĩ cơ thể của Kem có thể nhạy cảm và phản ứng với môi trường nhanh đến thế. Chiều về bé mới bắt đầu ho, ban đầu tiếng ho đứt quãng và ngắn. Thế mà chỉ đến đêm, Kem bắt đầu ho tím đỏ mặt mày, bé thở nhanh và mệt mỏi, quấy mẹ cả đêm đó. Em ân hận vô vàn vì chính mình là nguyên nhân gây ra rắc rối cho con. Bố Kem cứ trách em mãi, kêu em bao bọc con cho kỹ vào, nên giờ mới ra đường được chút nắng chút gió đã ốm đau. Anh giận em làm mẹ mà ẩu.

Nửa đêm rồi cả nhà em đèn vẫn sáng trưng, ai nấy đều lo lắng. Bà nội dứt khoát đòi đưa Kem đi bác sĩ. Ông nội Kem lại xót cháu, sợ Kem bị tiêm đau hay phải uống kháng sinh trị ho còn hại hơn nhiều lần nên quyết định bắt cả nhà để cháu cho ông chăm. Bà nội giận ông không lo cho cháu.

Vậy là, chỉ vì chuyện ho của con mà cả nhà lục đục, bất hòa. Em cũng không biết ông định chăm Kem bằng cách nào. Nhưng giờ lúc đó cũng đã nửa đêm, đưa con ra ngoài đi viện lúc này cũng không tốt. Là người đã khiến Kem bị ốm, em đành quyết nhờ ông chăm cháu đến sáng xem sao.
Được lời như cởi tấm lòng, ông nội Kem hì hụi xuống bếp mang lên một lọ to có chứa những lát chanh hồng ngâm trong nước vàng sánh rất đẹp. Ông khoe đó là mật ong chanh đào của ông mới ngâm. Đêm đó ông cho Kem uống hai thìa cà phê chanh đào ngâm, vậy mà đến sáng, những cơn ho đã có chiều hướng thuyên giảm. Nhà cả quyết định để Kem ở nhà theo dõi, ngày 3 lần uống chanh đào mật ong. Kết quả thật không ngờ. Hai ngày sau, cơn ho của Kem đã dứt hẳn. Bài thuốc mật ong chanh đào của ông nội coi vậy mà thật hữu dụng biết bao. Bà nội lúc này cứ tấm tắc mãi, khen ông mát tay, lại khéo léo. Em và chồng cũng hết giận dỗi nhau từ đấy.

Mùa chanh đào đã đến rồi. Em để ý trên phố đã bắt đầu xuất hiện những gánh hàng chanh trĩu quả, vỏ mỏng, ruột hồng đào rất đẹp mắt. Thiết nghĩ chị em chúng ta cũng nên tranh thủ mua lấy 1 cân để ngâm trừ, phòng bệnh cho con yêu. Bài thuốc dân gian vừa hiệu quả, lại lành tính, thơm ngọt dễ uống hẳn bé sẽ rất thích. Tuy nhiên em cũng lưu ý với các mẹ, mật ong sống chỉ nên dùng cho bé trên một tuổi. Với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể thay bằng đường phèn, hoặc áp dụng bài thuốc Quất hồng bì, cũng rất hiệu nghiệm.

Xin mách mẹ công thức làm chanh đào mật ong của ông nội:

- 1kg chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm chanh 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô.

- Cắt chanh thành những lát mỏng để cả hạt ngâm mới tốt.

- 0,5kg đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào bình thủy tinh có nút đậy rồi đến một lớp chanh, cứ thế lặp lại cho đến hết.

- Cuối cùng đổ 1 lít mật ong rừng vào, lấy vỉ nan nén chanh xuống và ngâm. Một bình thủy tinh chanh đào ngâm theo công thức có thể dùng được trong 3 tháng. 

Cách chữa dứt điểm bênh sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, Bệnh viện Nhi đồng 2, sổ mũi làm cho trẻ khó chịu do làm giảm lượng không khí lưu thông trong mũi, bệnh nhân không tự tin khi giao tiếp vì cứ phải xì mũi hoặc khịt khạc thường xuyên.
Hiện tượng chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những biến chứng do không điều trị kịp thời như viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm họng, viêm thanh khí phế quản...

Trẻ bị sổ mũi là nỗi lo của nhiều cha mẹ
Với thời tiết lúc giao mùa trẻ nhỏ rất dễ dẫn tới sổ mũi, các mẹ chớ có lo lắng quá mà vội cho con nhập viện, hoặc dùng kháng sinh tới tấp khiến cho cả mẹ và em bé rơi vào vòng luẩn quẩn lo lắng sợ hãi mà không hết bệnh.

Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp đối phó với triệu chứng thông thường này tại nhà mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Xông hơi

Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé.

Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm.

Cha mẹ có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.

Nước muối
Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa nghẹt mũi cho bé. Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc bạn tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà.

Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được.

Cách nhỏ mũi đúng cách cho trẻ:

Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường trả lời trang Vnexpress đã chỉ ra 3 bước nhỏ mũi đúng cách:

Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.

Bước 2: Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2-3 giây. Bạn nên chọn lọ nước muối biển mà khi bạn ấn liên tục vào vòi xịt thì bình xịt vẫn hoạt động.

Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.

- Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Sau khi hút sạch dịch mũi bạn mới cho trẻ ăn.

Làm ẩm không khí

Nếu có điều kiện, bạn có thể trang bị cho nhà mình một máy làm ẩm không khí, nhớ lưu ý làm sạch máy và thay nước thường xuyên vì vi khuẩn sinh sôi rất nhanh. Ngoài ra, khi tắm cho trẻ cần dùng nước ấm.

Nâng cao đầu bé

Kê thêm một cái gối để đầu trẻ nằm cao hơn bình thường, hành động này sẽ giúp rút chất nhầ
Nhiều bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.

Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn tới hoại tử. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ khó thở bằng đường mũi mà buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì thế, tốt nhất không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho trẻ.

Nhận biết những kiểu khóc của con và cách giải quyết

Khóc là hành vi bình thường của trẻ sơ sinh, là cách thức giao tiếp của bé với thế giới xung quanh mà không phải ai cũng hiểu.


Nhiều người mẹ đã chú ý và nhận ra được ở con mình – cũng như những trẻ sơ sinh nói chung – có 6 kiểu khóc tương ứng với nhiều lý do khác nhau. Nhờ sự “ở không” nghiên cứu này mà những người mẹ đó có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của con, hoặc có thể bình tĩnh lờ đi khi vấn đề không có gì nghiêm trọng.
Bạn cứ thử tham khảo và lắng nghe tiếng khóc của chính con mình xem có đúng không nhé. Và lưu ý là ngoài tiếng khóc thì bạn cũng nên chú ý đến giai đoạn trước khi bé òa khóc – là lúc bé vẫn còn tương đối bình tĩnh để có thể bày tỏ nhu cầu của mình.

1. Khi con đói, tiếng khóc của con thường lớn và liên tục, bé sẽ không nín cho đến khi được ăn; đi kèm với tiếng khóc này có thể là hành động ngọ nguậy rất nhiều, bé ngậm môi hoặc đút tay vào miệng. Ngoài ra trước khi khóc còn có thể có âm thanh “neh neh” được tạo từ phản xạ mút, lưỡi bé ấn lên vòm miệng. Có trường hợp khi khóc quá dữ dội vì đói, bé đã đồng thời nuốt vào quá nhiều không khí, bị đầy hơi, và lại càng khóc nhiều hơn, vậy nên khi thấy con đói bạn hãy sớm cho bé bú để tránh tình trạng này.
2. Khi con khóc buồn ngủ, bạn có thể nghe thấy tiếng khóc của con khá nhỏ nhẹ, có thể nghe được cả tiếng thở của bé; bé có thể dụi mắt, mắt bị đỏ hoặc bị phồng lên ở dưới mắt. Bố mẹ thường coi nhẹ tiếng khóc này, nhất là vào những thời điểm không phải là giờ ngủ của con mà không nghĩ rằng hôm đó bé có thể muốn ngủ nhiều hơn, hoặc bé cảm thấy mệt hơn ngày thường.

3. Khi con cảm thấy bất tiện – có thể do bị lạnh, bị ngứa, do bé vừa làm bẩn tã, hoặc tư thế nằm không thoải mái… tiếng khóc của con có hơi hướng rên rỉ, khó chịu, đứt quãng và lặp lại; bé có thể đập tay hoặc dụi mặt. Bạn hãy tìm ra lý do để giúp con nhé.
4. Khi con cảm thấy đau, khó chịu, tiếng khóc của bé nghe gắt, bất thường, dữ dội, khó dỗ và có thể khóc lâu vài tiếng. Bé có thể có các hành động phụ họa như cong người lại, đập đạp xung quanh, toàn bộ cơ thể đều tỏ vẻ khó chịu… Ngoài ra, bé có thể bị sốt, khó ngủ hoặc khó thức dậy, cư xử không giống như bình thường. Lúc này bạn hãy tin vào bản năng của mình và đưa con đi khám hoặc ít nhất là gọi hỏi bác sỹ.
Có 1 trường hợp ngoại lệ đơn giản mà bạn có thể tự xử lý đó là bé khóc do đầy hơi sau khi ăn, đi cùng với các động tác co chân lên hoặc đạp chân; khi này bạn hãy bế đứng con và vỗ nhẹ liên tục lưng bé, bạn cũng nhớ lót sẵn khăn lên vai mình để khỏi bẩn áo nhé.

5. Khi con buồn chán, tiếng khóc của bé thường không to như vì các lý do khác. Trong trường hợp này, bạn không nên vội vàng phản ứng vì trong lúc bạn chưa phản ứng, có thể con đã tự tìm được thứ để chú ý đến và hết buồn, chẳng hạn như các hình treo nôi hoặc chính bàn tay của mình giơ lên trước mặt.

6. Khóc dạ đề – con khóc rất lâu, mỗi lần có thể kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, hơn 3 tối mỗi tuần, kéo dài hơn 3 tuần… không vì lý do gì cả, ngoài khóc ra bé vẫn khỏe mạnh bình thường. Đây không phải là bệnh để chữa, tuy nhiên có 1 số mẹo liên quan mà bạn có thể làm để cuộc sống của cả mình và con được dễ chịu hơn.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More